Hiện nay, trong quá trình hoạt động của các nhà máy, nhà xưởng, bể mạ, bể tẩy rửa,… thường phát sinh ra 1 lượng khí thải có hơi axit rất độc hại. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được loại khí thải này có trong các ngành nào? Đặc trưng của chúng ra sao? Và hệ thống xử lý khí thải có hơi axit nào hiệu quả nhất? Cùng Vetep tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
Khí thải có hơi axit phát sinh từ các ngành nào?
Thực tế, các ngành phát sinh ra khí thải hơi axit phải kể đến:
- Ngành xi mạ: Khí thải có hơi axit phát sinh từ các bể mạ trong ngành xi mạ. Vì các dung dịch mạ đa phần đều là dung dịch axit mang đặc tính chung là độ bay hơi lớn. Dp đó, hệ thống xử lý khí thải có hơi axit ngành xi mạ mang đặc trưng là không lẫn bụi mà chỉ bao gồm hơi axit bay hơi.
- Bể tẩy rửa: Tương tự như hệ thống xử lý khí thải dung dịch mạ thì hệ thống xử lý khí thải hơi axit phát sinh từ bể tẩy rửa bề mặt sản phẩm cũng bao gồm thành phần chủ yếu là axit bay hơi.
Khí thải có hơi axit mang đặc điểm gì?
Trước khi nắm được cách xử lý khí thải có hơi axit thì bạn cần hiểu về loại khí thải này. Khí thải hơi axit mang đặc trưng như sau:
Tính ăn mòn cao
Khi khí thải có chứa hơi axit tiếp xúc với các thiết bị, đồ vật bằng kim loại trong không khí thì sẽ gây ăn mòn các đồ vật, thiết bị trên (đặc biệt là trong các môi trường nóng ẩm). Vậy nên, các vật liệu
được lựa chọn cho hệ thống xử lý khí thải có hơi axit phải là vật liệu chống ăn mòn hóa học.
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động thực vật
Khi con người tiếp xúc với khí thải có hơi axit thì sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, gây các bệnh: bệnh hệ hô hấp (ngứa phổi, viêm họng, viêm phế quản,…), ngứa da, viêm da và màng nhầy, tê liệt chức năng của hệ thần kinh trung ương, hại hệ tiêu hóa (viêm dạ dày), giảm thị giác,…
Bên cạnh đó, do tác dụng kích thích cục bộ mà khi hơi axit hấp thụ vào nước trong cơ thể sẽ gây sưng tấy, bỏng, tụ máu, thậm chí là phổi bị mọng nước. Nguy hiểm hơn nếu tiếp xúc với liều lượng cao khí thải có hơi axit thì sẽ gây nôn mửa, dị ứng phổi hay tử vong do nhiễm độc
Như vậy, có thể nói rằng, khí thải có chứa hơi axit nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người cũng như hệ sinh thái, động, thực vật. Do đó, phải lựa chọn được hệ thống xử lý tối ưu.
Các tiêu chí khi chọn hệ thống xử lý khí thải có hơi axit
Để chọn được quy trình, giải pháp hay hệ thống xử lý khí thải có hơi axit phù hợp và hiệu quả thì cần dựa vào những tiêu chí sau:
- Lưu lượng khí đưa vào
- Các thông số của khí thải đầu vào
- Hàm lượng các khí trong khí thải
- Nhiệt độ khí
- Yêu cầu mức độ xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về khí thải công nghiệp
- Diện tích mặt bằng cần xây dựng hệ thống xử lý khí thải của nhà máy
- Điều kiện kinh tế và khả năng tài chính của nhà máy
- Điều kiện về kỹ thuật, khả năng đáp ứng thiết bị cho hệ thống xử lý
Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý khí thải có hơi axit
- Hệ thống xử lý khí thải có hơi axit được thiết kế để thu gom, xử lý các điểm phát sinh khí thải trong phạm vi của bể axit.
- Khí thải sau phát sinh sẽ được thu gom toàn bộ vào hệ thống xử lý nhờ quạt hút ly tâm và hệ thống đường ống PP. Từ đó, đảm bảo khả năng chống ăn mòn hóa chất.
- Toàn bộ lượng khí có hơi axit sẽ được dẫn qua hệ thống ngăn tạo mù. Thông qua việc bố trí các béc phun chuyên dụng sẽ giúp cho quá trình xoáy trộn, tiếp xúc giữa dung dịch được phun và dòng khí xảy ra hiệu quả. Từ đó làm giảm nồng độ ô nhiễm kết hợp với nhiệt độ giảm để giúp quá trình xử lý khí thải phía sau diễn ra triệt để.
- Sau khi khí thải đã được dập tại ngăn rửa rỗng thì chúng sẽ tiếp tục đi qua công đoạn xử lý khí thải bằng phương pháp đệm tiếp xúc. Bước này có tác dụng tăng cường khả năng tiếp xúc giữa khí thải và dung dịch hấp thụ và giúp tăng hiệu quả quá trình xử lý.
Chức năng chính của tháp xử lý khí thải
- Khí thải sau khi vào ngăn sẽ được hướng dòng chia đều theo diện tích mặt cắt ngang của ngăn nhờ các vách hướng dòng. Đồng thời trong tháp sẽ bố trí hệ thống béc phun. Cần sử dụng và tính toán thiết kế các góc độ phun của béc phun chuyên dụng.
- Dung dịch phun thường là dung dịch chuyên dụng tuần hoàn toàn bộ. Tại đây thì khí thải sẽ được làm sạch bụi (nếu có). Đồng thời chúng cũng hấp thụ các hơi dung môi vào trong nước.
- Bể chứa dung dịch hấp thụ thường được bố trí ngay dưới đáy ngăn tiếp xúc. Bên cạnh đó, dung dịch hấp thụ được bơm hút tạo áp phun đều tạo mù trong toàn bộ ngăn tiếp xúc.
- Trong tháp xử lý khí thải có hơi axit sẽ bố trí lớp đệm để tăng cường quá trình tiếp xúc giữa pha nước và pha khí. Từ đó, hiệu quả xử lý của tháp xử lý sẽ tăng lên.
- Toàn bộ hệ thống được vận hành liên tục một cách tuần hoàn.