Tất tần tật về công nghệ xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt

Posted on Tin Tức 176 lượt xem

Nước là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi đất nước, nhưng không phải lúc nào nó cũng được sử dụng trong tình trạng sạch và an toàn. Nhiều quốc gia đang đối mặt với vấn đề về ô nhiễm và khan hiếm nước. Vì vậy, công nghệ xử lý nước đã trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của ngành công nghiệp hiện đại. Vetep sẽ cùng bạn tìm hiểu về công nghệ xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt – một phương pháp tiên tiến và hiệu quả để giải quyết vấn đề về nước sạch.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt, phương pháp xử lý phụ thuộc vào thành phần, tính chất, công suất xử lý và điều kiện kinh tế tự nhiên của từng khu vực. Dựa trên các yếu tố trên, Vetep sẽ đề xuất phương án thiết kế, xây dựng, công nghệ xử lý nước cấp phù hợp nhất để đảm bảo nguồn nước cung cấp cho mọi người trong một môi trường sạch và an toàn.

Mục lục

Tính chất nguồn nước mặt

Nguồn nước mặt được hình thành từ nước mưa hoặc tuyết tan. Tính chất của nước mặt có thể được mô tả như sau:

  • Chứa khí Oxi hòa tan.
  • Có nhiều chất rắn lơ lửng.
  • Độ đục và độ màu cao.
  • Hàm lượng chất hữu cơ cao.
  • Có sự hiện diện của các vi sinh vật nổi.
  • Chứa nhiều vi sinh vật.

Tất cả các yếu tố này đều làm ảnh hưởng đến chất lượng nước và cần được xử lý trước khi sử dụng để đảm bảo sự an toàn và vệ sinh cho người dùng. Vậy công nghệ xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt là gì?

Công nghệ xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt

Có hai loại dây chuyền công nghệ xử lý nước mặt:

Dây chuyền sử dụng hóa chất

Phương pháp này được sử dụng đặc biệt cho nước mặt có độ đục, độ màu cao (M) và hàm lượng chất hữu cơ cao. Tùy thuộc vào tính chất và công suất xử lý của nước nguồn đầu vào, Vetep sẽ tư vấn ứng dụng bể lắng (lắng đưng, lắng ngang, lắng lamen, lắng trong có tầng cặn lơ lửng…) hoặc bể lọc (lọc nhanh, lọc tiếp xúc…) phù hợp.

Trong quá trình xử lý, có thể giảm bớt số lượng bể nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nước, tùy thuộc vào tính chất nguồn nước mặt đầu vào và điều kiện kinh tế.

Ưu điểm:

  • Có thể xử lý nước mặt có tính chất đa dạng.
  • Công suất xử lý lớn.

Nhược điểm:

  • Sử dụng hóa chất phải được tính toán và kiểm soát, tránh gây nhiễm thứ cấp.
  • Chi phí xây dựng và vận hành khá lớn, đòi hỏi đội ngũ vận hành có chuyên môn cao.
  • Cần kiểm soát chặt chẽ lượng clo khử trùng đến điểm cuối sử dụng nước cấp, không được vượt quá chuẩn cho phép.

Sơ đồ công nghệ điển hình:

Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm hiệu quả nhất hiện nay

Công nghệ xử lý nước cấp không dùng hóa chất

Công nghệ xử lý không sử dụng hóa chất được áp dụng phổ biến ở các khu vực có quy mô nhỏ, đặc biệt là vùng nông thôn, ngoại ô.

Sơ đồ công nghệ thường được sử dụng:

Các ưu điểm của phương pháp xử lý không dùng hóa chất bao gồm: hệ thống đơn giản và dễ dàng lắp đặt hơn, vận hành đơn giản hơn và chi phí xây dựng cũng như vận hành rẻ hơn.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm, bao gồm: không đảm bảo chất lượng vi sinh nếu đường ống vận chuyển không đảm bảo chất lượng và chỉ phù hợp với công suất xử lý nhỏ và mạng lưới không quá lớn.

Vì vậy, để tận dụng những ưu điểm tuyệt vời của công nghệ xử lý nước cấp, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia kỹ thuật của Vetep để được tư vấn cụ thể và chi tiết. Các chuyên gia và kỹ sư sẽ giúp đỡ doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ xử lý nước cấp và xây dựng hệ thống xử lý nước đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hiệu quả trong quá trình xử lý nước, tiết kiệm trong quá trình vận hành.